Lịch sử Trường_quốc_tế

Các trường quốc tế đầu tiên được thành lập vào nửa sau của thế kỷ 19 tại Nhật Bản, Thụy SĩThổ Nhĩ Kì. Ban đầu các trường quốc tế được lập ra phục vụ nhu cầu học tập cho các gia đình hay phải di chuyển qua nhiều nước, ví dụ như con cái của các nhân viên trong công ty xuyên quốc gia, tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ (NGO) và nhân viên đại sứ quán.

Các trường này được thành lập bởi những cá nhân và tổ chức có đặc quyền lớn ở nước sở tại: Ví dụ, các nhà ngoại giao và nhà truyền giáo Mỹ thường thành lập các trường để cung cấp giáo dục cho con cái họ; con cái của các gia đình quân sự và quân đội Mỹ thường theo học các trường trực thuộc Bộ Quốc phòng (DoDDS); các gia đình doanh nhân và ngoại giao Pháp thành lập các trường tương tự dựa trên nền tảng chương trình giảng dạy tiếng Pháp.

Theo thời gian, toàn cầu hóa đã tạo ra một thị trường cho giáo dục quốc tế. Theo ông José Ángel Gurría, Tổng Thư ký của Tổ chức Hợp tác Và Phát triển Quốc tế (OECD) khi công bố báo cáo thường niên Education at a Glance ở Paris: "Trong nền kinh tế toàn cầu, không còn có sự cải thiện mà chỉ do một mình quốc gia đơn độc có thể làm. Hệ thống giáo dục quốc tế có hiệu quả cao nhất cung cấp các tiêu chuẩn của sự thành công,".[1]

Gia tăng vấn đề di cư trên toàn cầu đã tạo ra một thế hệ trẻ em lớn lên và định cư ở nước ngoài, tạo nên và mở rộng thị trường các trường quốc tế để phục vụ cho nhu cầu học tập của chúng.[2]

Tính đến tháng 4 năm 2007 có 4,179 trường quốc tế nói tiếng Anh được thành lập trên toàn thế giới, được dự đoán rằng sẽ còn gia tăng với toàn cầu hóa. Tại New Delhi các bài viết toàn cầu về kỳ thi Chứng chỉ Quốc tế về Giáo dục Trung học Tổng quát (IGCSE) tháng 6 năm 2009 đã tăng lên 20% so với cùng kỳ năm trước.

Sự phát triển mạnh mẽ khẳng định vị thế của Cambridge IGCSE trên thế giới cũng như ở Ấn Độ là chương trình giảng dạy quốc tế phổ biến nhất với trẻ từ 14 đến 16 tuổi tại đây, cho thấy rằng mặc dù các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thì giáo dục vẫn là khoản đầu tư có giá trị. Giáo trình quốc tế cho phép trẻ em có thể trở thành công dân toàn cầu bằng việc cung cấp nền tảng giáo dục nghiêm ngặt, được trải nghiệm môi trường đa ngôn ngôn ngữ và đa văn hóa.

Liên quan

Trường Trung học phổ thông Chu Văn An, Hà Nội Trường Trung học phổ thông chuyên Hà Nội – Amsterdam Trường Đại học Ngoại thương Trường Trung học phổ thông chuyên, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Trường Chinh Trường Đại học Duy Tân Trường Đại học Cần Thơ Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Trường Trung học phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trường_quốc_tế http://brightered.com/record-number-of-us-expats-a... http://www.theguardian.com/education/mortarboard/2... http://www.cois.org/page.cfm?p=1104 http://www.ibo.org/facts/schoolstats/progcombinati... http://www.ibo.org/programmes/primary-years-progra... http://www.oecd.org/document/52/0,3343,en_2649_374... http://www.unis.org/about_unis/mission__guiding_pr... http://www.webcitation.org/6cOqXhjzd https://dmoztools.net/Reference/Education/Internat...